Sinh ra tại Phan Rang, nhưng lớn lên và ăn học tại Nha Trang, rồi sau đó là Đà Lạt. thuở nhỏ, Nguyễn Đình Ánh đã tự học hỏi và chơi dương cầm từ những đĩa nhạc cổ điển đi mượn được của bạn bè.
- Những ai yêu tiếng đàn dương cầm của Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 có thể đến thưởng thức tại điểm hẹn âm nhạc: Quán cafe Tiếng Dương Cầm (373 Nguyễn Trọng Tuyển, Q.Tân Bình, TP.HCM). - Vào các tối thứ hai, thứ ba và thứ tư, tại quán sẽ có cafe ca nhạc gồm những tình khúc tuyển chọn của Việt Nam và Quốc Tế do ban nhạc và các ca sĩ chuyên nghiệp biểu diễn. Giá nước từ 30.000Đ và đặc biệt không phụ thu. - Đối với những ai yêu thích dòng nhạc cũ, những tình khúc vang bóng một thời, hãy đến với quán vào các tối thứ năm, thứ sáu, thứ bảy và Chủ nhật để được nghe những chương trình nhạc chọn lọc được đầu tư đặc biệt. Giá nước từ 50.000Đ (đã bao gồm tiền phụ thu ) - Các bạn tham dự vui lòng liên hệ quán để đặt chỗ trước. |
Trong thời gian học ở Đà Lạt, một điều may mắn lớn nhất của anh, Nguyễn Ánh 9 đã được nhạc sĩ Hoàng Nguyên tận tình chỉ dạy và dìu dắt vào thế giới âm nhạc.
Năm 1951, qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Hoàng Nguyên, Nguyễn Ánh 9 được vào tham gia chương trình Tuổi Xanh của Đài Phát Thanh Sài Gòn và Đài Phát Thanh Đà Lạt. Từ đó, Nguyễn Ánh 9 đi khắp nơi biểu diễn dương cầm ở các bar, các nhà hàng nổi tiếng và những ban nhạc thanh niên.
Cuộc đời nghệ sĩ của Nguyễn Ánh tưởng chừng như dừng lại ở vai trò một nhạc sĩ hòa âm và biểu diễn dương cầm, nhưng sau chuyến đi Nhật vào tháng 8 năm 1970, cùng với Khánh Ly biểu diễn tại hội chợ Osaka (Nhật), với cảm xúc dạt dào, anh viết bài Không trong vòng một tiếng đồng hồ với những lời lẽ thật lạ thật mới..."Không, không... tôi không còn yêu em nữa". Bài hát lúc đầu cũng có tên thật dài như thế, cảm hứng từ một ca khúc của Christopher "Non, Non, Je ne t'aime plus"...Về sau, Nguyễn Ánh 9 cắt gọn tất cả, chỉ còn lại một chữ KHÔNG duy nhất.
Khi bài Không được phổ biến, tên tuổi của Nguyễn Ánh 9 được mọi người hâm mộ, anh mới thật sự có cảm hứng sáng tác những ca khúc mới lần lượt như "Ai đưa em về", "Một lời cuối cho em", "Chia phôi", "Không 2", "Trọn kiếp đơn côi" ... vào cuối năm 1971 và đầu năm 1972...
Một thời gian dài sau 75, Nguyễn Ánh 9 tạm ngưng các hoạt động âm nhạc, và sống âm thầm làm một người bình thường, bương chải lao động kiếm sống bằng những nghề khác với chính đôi bàn tay nghệ sĩ của mình.
Năm 1982, Nguyễn Ánh 9 mới chính thức tái ngộ trở lại với thế giới âm nhạc, và thế là, với tất cả tâm hồn của một nhạc sĩ, anh lại tiếp tục tham gia các chương trình hòa tấu và biểu diễn dương cầm khắp nơi. Nguyễn Ánh 9 còn được mời viết nhạc nền cho một số phim như "Mảnh tình nghiệt ngã", "Mênh mông tình buồn..."
Khoảng thời gian 1989 đến 1992, Nguyễn Ánh 9 không còn sáng tác nhiều. Tình ca của Nguyễn Ánh 9 thời gian đó có bài "Cô Đơn". Nhạc phẩm này được Anh nuôi dưỡng và hoàn tất trong 5 năm. Với "Cô Đơn", ta không còn nghe một giai điệu u buồn như những ca khúc xưa mà là những lời triết lý về tình yêu, hạnh phúc mang tiết tấu nhạc bán cổ điển thật nhẹ nhàng.
Năm 1995, ông sáng tác thêm ca khúc "Cho Người Tình Xa" là những vần thơ nhẹ nhàng, sâu lắng về một cuộc tình đã dở dang. Năm 1994, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 được mời sang Pháp viết nhạc nền cho một bộ phim viết về trẻ em ở Cửu Long của Hội Từ Thiện Pháp và tham gia Hội Sáng Tác Gia Quốc Tế Sacem của Pháp. Nhân đó, Ông đã thực hiện đĩa compact disc độc tấu dương cầm của mình.