Đức Tuấn đạt giải nhất Tiếng Hát Truyền Hình TPHCM năm 2000
Gallery Đức Tuấn
Sau cuộc thi, anh đã được dự báo sẽ đạt tên tuổi trên thị trường âm nhạc. Tuy nhiên với phong cách bán cổ điển và không đi theo dòng nhạc thị trường dễ dãi, nên anh vẫn âm thầm nỗ lực và tìm tòi sáng tạo. Anh cho biết: “Tôi hát để thỏa mãn niềm đam mê của chính mình”. Khi bước chân vào làng giải trí, Đức Tuấn cũng ao ước có một manager như nhiều ca sĩ khác.
Nhưng thật khó để tìm được một người hiểu và chịu thực hiện niềm đam mê nhạc semi classic của anh. Nói đến niềm đam mê semi classic, anh cho biết: “Người nghe có thể cảm nhận được ở semi classic sự sang trọng, mẫu mực nhưng khi cần thì nó cũng sẽ mềm mại và dữ dội. Bởi semi classic có thể miêu tả trạng thái tình cảm, tâm tư con người một cách sâu sắc và trọn vẹn nhất”.
Năm 2002, Đức Tuấn ra mắt album "Anh yêu em". Một album nhạc trẻ mà theo giới chuyên môn là không có nét riêng và khá mờ nhạt.
Đức Tuấn đoạt giải nhất cuộc thi Tiếng hát truyền hình TP.HCM năm 2000. Cái năm chẵn, rất dễ nhớ vậy mà chẳng mấy ai nhớ. Cùng lắm người ta chỉ nhớ đến chàng sinh viên - ca sĩ có chất giọng tốt, gương mặt và vóc dáng dễ nhìn, trông hiền lành. Rồi Tuấn mất tăm.
Hỏi ra mới biết anh đang theo học thạc sĩ. Tưởng đâu chàng sinh viên Đại học Ngoại thương năm nào đã thôi không hát xướng nữa nhưng Tuấn lại bất ngờ xuất hiện.
Năm 2004, album đầu tay Anh yêu em được tung ra ngay ngày sinh nhật của Đức Tuấn (2-6). Một album đeo đuổi thể loại nhạc trẻ, không có nét riêng, khá mờ nhạt.
Trong đêm ra mắt album đầu tay này tại phòng trà M&Tôi, Đức Tuấn chọn Thành phố hoa phượng đỏ - một ca khúc không có trong album - làm tiết mục mở màn. Lạ! Rất nhiều tiếng vỗ tay dành cho Thành phố hoa phượng đỏ, hơn những tiết mục thể hiện các ca khúc nhạc trẻ trong Anh yêu em. Cũng từ bất ngờ này, không ít khán giả của đêm đó xuýt xoa tiếc cho một giọng hát đẹp, có lực như thế lại chọn dòng nhạc, phong cách thị trường quá bình thường. Tuấn lại mất tăm.
Một năm sau, tại phòng trà Đồng Dao, Đức Tuấn thực hiện một show nho nhỏ theo phong cách bán cổ điển. Một Đức Tuấn khác hẳn từ thể loại nhạc đến phong cách trình diễn, trang phục... Đây đó, khán thính giả đánh giá Tuấn sẽ "lên" nếu hát nhẹ và biểu cảm hơn, biểu diễn thoải mái, tự tin hơn. Đó là chuyện của nửa đầu năm 2005.
Nửa sau năm 2005 là những thành công nối tiếp của Tuấn. Thêm một vài show theo phong cách bán cổ điển lúc nào cũng đông khách tại phòng trà. Rồi Tuấn sáng lên như một hiện tượng trong live show “Trịnh Công Sơn - Đêm thần thoại” với Này em có nhớ và Chiếc lá thu phai.
Một album theo phong cách bán cổ điển vừa phát hành đã tiêu thụ được 2.000 bản chỉ trong mười ngày, được nhiều trưởng bối "gật gù" khen hay. Album mang tên Đôi mắt người Sơn Tây - Tuyệt phẩm Phạm Đình Chương chỉ với bảy ca khúc xưa ơi là xưa nhưng đã "ra" Đức Tuấn.
Giờ thì người nghe không còn lẫn lộn hay ngờ ngợ giọng ca Đức Tuấn với bất kỳ ca sĩ nào nữa. Các ca khúc Nửa hồn thương đau, Xóm đêm, Đôi mắt người Sơn Tây, Sáng rừng, Mộng dưới hoa, Tiếng dân chài, Hội trùng dương được Tuấn thể hiện khá tình cảm, mềm mại và bay bổng nhưng cũng không kém phần hùng tráng.
Về Đôi mắt người Sơn Tây, Tuấn viết: "Album này chính là quả ngọt của chặng đường gian nan mà tôi đã không từ bỏ và không ngừng phấn đấu trong suốt những năm qua... Hãy cùng sẻ chia, biết đâu chúng ta là tri kỷ".
Một loạt những nỗ lực và thành công cuối năm (giải ca sĩ triển vọng của Làn sóng xanh 2005, nghệ sĩ ăn mặc lịch sự nhất của tạp chí Mốt, đề cử giải Cống hiến 2005 album của năm với Đôi mắt người Sơn Tây...), Đức Tuấn đã định hình tên tuổi và vị trí của riêng mình với dòng nhạc tiền chiến, bán cổ điển "khó nuốt".
Vào giữa năm 2007, Đức Tuấn lại cho ra mắt album trình bày những tình ca nhạc sĩ Phạm Duy, được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật.
(Tổng hợp từ Internet)