Đăng ký vps giá rẻ, tên miềndomain. Việc kiểm tra và mua tên miền giá rẻ, domain giá rẻ, hosting giá rẻ, máy chủ ảo giá rẻserver giá rẻ chỉ với 2 bước đơn giản. Giúp bạn tiên phong trong kinh doanh Online


Đăng nhập
Click vào đây để đăng ký
Tài khoản:  
Mật khẩu:  
Lưu thông tin đăng nhập 
 
...
Thứ năm, 28/9/2007, 8:52:56 AM GMT+7
Ăn thế nào khi viêm xoang?
 
Sinh tố A trong khoai lang giúp bảo vệ cấu trúc niêm mạc.


Liệu pháp “2 trong 1”

 

Vì nguyên nhân nào cũng thế, dưới thể dạng nào cũng vậy, không thể tách rời hai yếu tố bệnh lý trong viêm xoang. Đó là hiện tượng viêm tấy lộ diện trên niêm mạc không chỉ ở xoang mà thậm chí trên giác mạc, nướu răng, ống tai, cổ họng... và tình trạng dị ứng núp bóng rất khéo phía sau.

 

Liệu pháp chữa viêm xoang muốn có hiệu quả toàn diện bắt buộc phải có tác dụng đồng bộ “2 trong 1” để vừa kháng viêm giúp người bệnh sớm bớt khó chịu vì nhức đầu, nghẹt mũi..., vừa chống dị ứng để ngăn bệnh tái phát hay biến thể sang dạng hen suyễn, viêm phế quản...

 

Thực phẩm ưu tiên

 

- Uống  đủ hai lít nước trong giờ làm việc bằng cách uống đều đặn mỗi giờ. Đừng quên là muốn tống khứ đàm nhớt ứ đọng trong xoang, lý do gây kích ứng đường hô hấp, thì trước hết phải pha loãng.

 

- Tăng lượng kẽm dự trữ cho cơ thể vì đa số người viêm xoang thường thiếu khoáng tố này. Nếu không dị ứng với hải sản thì nghêu sò là món ăn nên được chú trọng. Nếu không được thì mễ cốc như đậu phộng, hột bí là giải pháp phòng hờ. Các loại cá biển chứa nhiều dầu béo 3-Omega như cá hồi, cá mòi, cá nục... cũng là món ăn có ích vì 3-Omega có tác dụng tương tranh với các tác chất thúc đẩy phản ứng viêm tấy trên đường hô hấp.

 

- Áp dụng hoạt chất kháng sinh trong dâu tây, củ hành, gừng thay vì vội vã nuốt ngay thuốc kháng sinh đời mới rồi vô tình tiếp tay cho hiện tượng lờn thuốc.

 

- Tiếp tế sinh tố C nhiều hơn thường ngày bằng cách đưa ớt bị, chanh, bưởi... vào thực đơn, càng nhiều càng tốt, càng thường càng hay.

 

- Bổ sung tiền sinh tố A, nhân tố cần thiết để bảo vệ cấu trúc khoẻ mạnh của niêm mạc, chẳng hạn với khoai lang ta, đu đủ, bí rợ...

 

- Kết hợp các món ăn dẫn xuất từ đậu nành trong khẩu phần để cung cấp canxi, khoáng tố cần thiết cho chức năng chống dị ứng của tuyến thượng thận.

 

Thực phẩm nên tránh:

 

- Tất cả món ăn đã từng gây dị ứng.

 

- Tất cả các loại thực phẩm công nghệ có chứa bột sữa vì đây có thể là yếu tố xúc tác cho phản ứng dị ứng dẫn đến viêm xoang.

 

- Nước uống quá lạnh vì khác biệt nhiệt độ chẳng khác nào một loại stress đối với niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp.

 

- Muốn điều trị viêm xoang tất nhiên không thể loại bỏ biện pháp cách ly với môi trường ô nhiễm và dùng thuốc đặc hiệu. Vì bệnh có khuynh hướng dễ tái phát và chắc chắn đến lúc nào đó sẽ tái phát nên người bệnh khó tránh phản ứng phụ của thuốc.

 

Biết cách ăn uống mỗi lần viêm xoang chính là giải pháp giúp thu ngắn liệu trình để nhờ đó góp phần giới hạn phản ứng phụ của dược phẩm.

 
dantri.com.vn
 

Bản in   Gửi bài viết  Gửi phản hồi

Các tin tức khác[Quay về] 
 
    Băn khoăn khi uống nước  (15/8/2008)
    Viêm xoang - Căn bệnh nan y  (4/12/2007)
    Phụ nữ tự phòng chống ung thư  (19/11/2007)
    Eo thon nhờ sữa đậu nành  (24/10/2007)
    Ửng hồng đôi má  (17/10/2007)
    Phát hiện hoạt chất có thể trị ung thư trong hoa quả  (17/10/2007)
    5 bí kíp giữ mãi nét thanh xuân  (4/10/2007)
    Ăn gì khi bị cảm?  (2/10/2007)
    Hóa chất bảo quản trái cây: Cực độc  (1/10/2007)
    Bị sốt không nên ăn trứng gà  (28/9/2007)
 
  • Xem danh sách tin thuộc nhóm tin này
  • ...
    Tìm kiếm tin tức
     
    ...
    Thăm dò dư luận
    Câu hỏi
    Theo bạn trang web này cần nâng cấp tính năng ở phần nào trước
    Trang chủ
    Diễn đàn
    Âm nhạc
    Tin tức
    Thư viện ảnh
    Bản đồ
    Các Phần khác
    Kết quả
    Các thăm dò khác
    ...
    cheap jordans for salecheap jordans for salecheap jordans for salecheap jordans for salecheap jordans for salecheap jordans for salecheap jordans for salecheap jordans for salecheap jordans for salesac longchamp pas chergucci outlet

    baomang.net  9ecva.com © 2007 - Phát triển bởi Trịnh Đức Vinh